Nitrite gây hại cho cá và cách khắc phục

27
Thg 4

Nồng độ nitrit được khuyến cáo trong mọi hệ thống nuôi cá là dưới 0,15 mg/L

Nitrit (NO2) độc hơn đáng kể so với nitrat (NO3) và ammoniac (NH3). Tiếp xúc với nitrit gây ra các tổn thương mang và phù nề ở cơ, dị hình xương của cá, đồng thời cũng ảnh hưởng đến hô hấp. Cá sống trong môi trường có sự hiện diện của nitrit trong thời gian dài dẫn đến “bệnh máu nâu” (tức máu cá chuyển sang màu nâu chứ không đỏ như bình thường, đây cũng là một cách để xem xét đánh giá cá có khả năng đang sống trong môi trường có hàm lượng nitrit cao hay không). 

Mặc dù cá bị bệnh máu nâu sẽ nhanh chóng phục hồi khi được chuyển đến vùng nước có nồng độ nitrit thấp hoặc không có nitrit nhưng chúng cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực trước đó như chậm tăng trưởng, dễ nhiễm bệnh và đề kháng với môi trường bất lợi kém.

Tiếp xúc với nitrit gây ra các tổn thương mang và tác động chính của nó là đến sự thở của cá. Khi được hấp thụ vào máu, nitrit kết hợp với hemoglobin để tạo thành methemoglobin hoặc met-hemocyanin và không có khả năng kết hợp với oxy. Tác động của nitrit lên hô hấp đặc biệt rõ rệt khi nồng độ oxy hòa tan trong nước nuôi thấp.

Sự gia tăng amoniac theo sau là sự gia tăng nitrit mà hầu hết các loài cá có thể chịu được ở liều lượng thấp. Tuy nhiên, độc tính nitrit không chỉ giới hạn. Cho cá ăn quá nhiều và để thức ăn lắng xuống đáy có thể dẫn đến sự gia tăng thứ cấp gây ra những cú sốc đột ngột đến sức khỏe của cá, cá có thể bị ảnh hưởng và bắt đầu chết.

Khi ngộ độc nitrit máu trong cá chuyển sang màu nâu vì nó không thể hấp thụ oxy vào dòng máu. Cá bị suy yếu và bắt đầu đau đớn. Cá bị căng thẳng phải vật lộn để duy trì sự sống bằng cách di chuyển mang “một cách điên cuồng”, mất thăng bằng và nỗ lực để hút thêm oxy vào hệ thống của chúng bằng cách nổi lên mặt nước.

Dấu hiệu của cá khi ngộ độc nitrit là nắp mang hoạt động liêu tục, lờ đờ gần các nơi có nước chảy, mang màu nâu hoặc nâu nhạt…, nếu tình hình không được cải thiện cá sẽ nhanh chóng nhiễm các bệnh thứ cấp khác như thối vây, mang, ký sinh trùng và nhiễm khuẩn nặng.

Cách khắc phục khi cá có dấu hiệu ngộ độc nitrit:

  • Thay nước tích cực (nên thay nước từ 30% trở lên và thay nhiều ngày liên tục)
  • Tìm cách loại bỏ chất hữu cơ (xả nước đáy ao, nếu có thể) 
  • Tăng cường sục khí, quạt nước để cung cấp nhiều oxy hơn (tăng số giờ chạy quạt/ngày)
  • Sử dụng men vi sinh chất lượng cao để tăng cường quá trình nitrat hóa nhằm loại bỏ nitrit, chuyển nitrit thành nitrat ít độc hơn. Các men vi sinh khuyến nghị dùng trong trường hợp này là MICRO BAC hoặc BACFISH với liều dùng cần nâng lên thành gấp 2 so với liều bình thường và sử dụng trong 2 – 3 ngày liên tục.
  • Sử dụng chất điện giải mạnh như GIGA.VITRO để góp phần tăng sức khỏe cá và khử độc Nitrit.
  • Dùng muối để ngăn ngừa độc tính nitrit khẩn cấp và nên dùng cùng 1 lượng trong 2 – 3 ngày, tùy theo mức độ nitrit giảm nhiều hay ít và tình trạng sức khỏe cá được cải thiện ra sao (xem cách tính lượng muối cần dùng bên dưới bài viết)

Cách tính toán lượng muối cần dùng

Muối thường chứa 60 phần trăm clorua và có tác dụng ngăn không cho cá hấp thụ các ion nitrit trên mang. Trong ao, người nuôi cần duy trì tỷ lệ clorua trên nitrit ít nhất là 6:1

Áp dụng công thức đơn giản sau đây để tính lượng muối cần thiết:

Lượng muối cần dùng (g/m³) = [6 x hàm lượng nitrit (mg/L, hay còn gọi là ppm)]/0.6 = 10 x hàm lượng nitrit

Giả sử hàm lượng nitrit là 0.5 mg/L (ppm) thì lượng muối cần bón vào ao phải ít nhất là 10 x 0,5 = 5 g muối/m³. Do đó, đối với ao 5.000 m2  có độ sâu trung bình là 1,5 m thì thể tích ao là 5.000 m² x 1,5 m = 7.500 m³, vì vậy lượng muối cần bón phải ít nhất là 7.500 m3 x 5 g muối/m3 = 37.500 gam muối = 37,5 kg muối. 

Công thức tính lượng muối đơn giản nhất là:

Hàm lượng nitrit x 10 x diện tích ao x chiều sâu mực nước rồi đem kết quả chia cho 1.000

Nên sử dụng muối NaCl (muối ăn chưa tinh chế, hoặc muối hột), kết hợp với muối KCl (clorua Kali) với tỷ lệ 7:3 hoặc 8:2 có thể giúp tăng hiệu quả khử độc Nitrit.

cá bị bệnh máu nâu, cá nhiễm độc nitrit, cá lên mặt nước