Tại sao cá rô phi có mùi vị lạ và làm sao để tránh điều đó?

29
Thg 4

Một trong những vấn đề quan trọng mà cá rô phi phải đạt được để có thể xuất khẩu cho mọi thị trường là không được có mùi bùn, hoặc các mùi lạ khác. 

Những mùi vị khó chịu của đất, bùn, nấm mốc … chủ yếu do hai tác nhân tự nhiên gây ra, geosamine và 2-methylisoborneol (2-MIB). Cả hai tác nhân này đều là hợp chất hữu cơ hình thành từ quá trình trao đổi chất của một số vi khuẩn lam (tảo lam) có trong môi trường nuôi như Anabaena circinalis (Kütz), Lyngbya cryptovaginata, Oscillatoria sp., Phormidium sp. và Pseudanabaena sp. (Smith và cộng sự, 2008). 

Sự tồn tại của các loại tảo này thường có trong ao nuôi cá nước ngọt nói chung và cá rô phi nói riêng và đôi khi chúng phát triển dày đặc bởi sự tích tụ hữu cơ quá mức, lượng oxy thấp và ít thay nước trong quá trình nuôi.

Geosmin và 2-MIB xâm nhập vào cá qua mang thông qua quá trình hô hấp và tích tụ trong mô mỡ có trong cơ thịt của cá. Mức độ phát hiện các hợp chất này trong thịt cá bị ảnh hưởng bởi hàm lượng lipid (mỡ) của cá. Điều này có nghĩa là hàm lượng chất béo trong cá càng cao thì khả năng phát hiện ra mùi vị lạ càng cao. Chính vì lý do này mà ở những loại cá có hàm lượng chất béo cao - như cá da trơn và cá chép - mức độ “mùi vị khó chịu” thậm chí có thể cao hơn.

Một khi cá không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vì sự hiện diện của mùi lạ thì không có cách nào khác ngoài việc sử dụng các quy trình bảo quản khác nhau như ướp muối, sấy khô, chiên, hun khói, ướp gia vị và lên men. Thậm chí còn có các kỹ thuật axit hóa bằng cách sử dụng axit hữu cơ, chẳng hạn như axit citric hoặc axit axetic, giúp giảm đáng kể hàm lượng geosamine và 2-MIB trong thịt cá rô phi.

Khi cá không đạt chuẩn xuất khẩu, người nuôi thiệt hại rất đáng kể về mặt kinh tế, cá chỉ có thể bán tại chợ địa phương hoặc phải tốn rất nhiều chi phí và thời gian để xử lý triệt để vấn đề trước khi xuất bán cho các nhà máy chế biến xuất khẩu.

Biện pháp phòng ngừa mùi lạ, mùi bùn không mong muốn trong quá trình nuôi

  • Thay nước thường xuyên trong quá trình nuôi.
  • Cho ăn đầy đủ (không thiếu, không dư): cho ăn thiếu, cá rô phi sẽ ăn mùn bã hữu cơ có trong ao, cho ăn dư làm tích tụ hữu cơ và tạo điều kiện cho tảo lam phát triển.
  • Loại bỏ tảo lam ngay khi thấy chúng xuất hiện trong ao bằng cách thay nước tích cực, vớt bỏ, sử dụng hóa chất diệt tảo hoặc dùng vi sinh chất lượng cao, hàm lượng cao để diệt tảo lam.
  • Định kỳ sử dụng vi sinh trong ao nuôi để phòng ngừa sự phát triển của tảo lam.
  • Đảm bảo đầy đủ oxy trong quá trình nuôi.  Hàm lượng oxy hòa tan tối thiểu cho quá trình nuôi cá rô phi là 4 ppm.
  • Cho ăn thức ăn chất lượng và chuyên biệt cho cá rô phi để hạn chế hàm lượng mỡ trong cơ thịt cá và đồng thời tăng giá trị, hương vị thơm đặc trưng của thịt cá và cải thiện đáng kể định mức phi lê trong chế biến xuất khẩu.

Ứng dụng qui trình sản phẩm của Thủy Sản Đại Thuận để phòng ngừa mùi bùn, cỏ trong thịt cá

  • Định kỳ dùng sản phẩm vi sinh BACFISH hoặc MICROBAC để phân hủy mùn bã hữu cơ trong ao cá và hạn chế tối đa sự xuất hiện của tảo lam
  • Khi phát hiện tảo lam trong ao, sử dụng sản phẩm sinh học GLONY hoặc ALGILOS để cắt tảo lam. Nên dùng sản phẩm vào ban đêm với liều tăng gấp 2, liên tục trong 2 – 3 ngày để cắt hoàn toàn tảo lam.

Xử lý cá bị mùi hôi bùn, mùi lạ khi chuẩn bị thu hoạch

  • Thay nước tích cực, ít nhất 50% mỗi ngày, thực hiện xả nước tầng đáy nếu thiết kế ao nuôi cho phép thực hiện điều đó.
  • Tăng số giờ chạy quạt trong ngày để cung cấp đủ ô xy, hạn chế sự hình thành và xâm nhập chất gây mùi lạ vào cá.
  • Dùng chế phẩm sinh học BACFISH hoặc MICROBAC với liều gấp đôi trong 3 – 5 ngày liên tục, hoặc cách ngày trong ít nhất 10 ngày.
  • Trộn MICRO YUCCA cho cá ăn hàng ngày cho đến ngày thu hoạch để loại bỏ mùi hôi nhanh chóng trong thịt cá.

cách nuôi cá rô phi, nuôi cá rô phi, bệnh cá rô phi